Ong vàng đốt nguy hiểm không? Cách xử lý khi bị ong vàng đốt

Ong là loài vật rất chăm chỉ đồng thời nó cũng là loài khá hung dữ. Nó rất đoàn kết khi có kẻ thù tấn công thì tất cả bầy sẽ phản công lại. Ong có nhiều loại trong đó có ong vàng là loài khá phổ biến trong cuộc sống mà chúng ta hay gặp. Bài viết dưới đây sẽ cho bạn biết ong vàng đốt có nguy hiểm không?

1. Những hiểu biết cơ bản về nọc độc loài ong

Ong vàng rất độc và dữ dằn

Tất cả các loài ong đều có kim chích nằm ở sau đít để làm vũ khí cho riêng mình. Nọc ong có 2 ống dẫn đi đến kim. Ống bên trái chứa chất kiềm, ống bên phải chứa axit lỏng. Nọc ong có thành phần chính là protein, men tiêu huyết, men tiêu tế bào, men xâm nhập và các chất gây dị ứng cho cơ thể.

Tuy nhiên, không phải loài ong nào cũng có độc và lượng độc cũng khác nhau. Có loại cắn chỉ hơi đau, có loại cắn đau 1 – 2 hôm là hết, có loại cắn gây chết người như  ong đất, ong vàng. Ong nuôi mật không độc nhưng đốt cũng rất đau, bị nhiều con đốt vẫn có thể dẫn tới sốt và nguy hiểm đối với trẻ nhỏ.

Đối với riêng ong vàng mùa tháng 9-10 là mùa di trú và giao phối sinh sản. Nên đây là mùa mà con ong này hung hãn và nguy hiểm nhất. Chính vì thế nếu thấy chúng hãy tránh xa là cách tốt nhất.

2. Cách xử lý khi bị ong vàng đốt

Khi bạn vô tình hay cố ý mà bị ong vàng đốt. Hãy chạy thật nhanh để tránh xa đàn ong. Chạy qua các lùm cây và chạy zic zắc không chạy thẳng vì đàn ong có xu hướng sẽ đuổi theo bạn cho bằng được. Nếu có suối hoặc hồ nước nhảy xuống và lặn tới 1 vị trí trong bụi để nấp. Chờ 30 phút sau mới lên.

Khi đã tách được đàn ong bạn cần sơ cứu vết thương bị ong đốt. Bạn cần lấy kim của của con ong ra vì khi ong chích nó sẽ để lại kim trong cơ thể bạn và sau đó nó sẽ chết. Nên dùng kim hoặc nhíp để gắp ra, tránh nặn để lấy kim vì như thế nọc ong sẽ lan nhanh hơn vào cơ thể.

Sau đó tiến hành rửa vết thương bằng nước ấm. Dùng cồn 700C hoặc beladin dung dịch sát khuẩn lên vết thương 2 lần / ngày. Nếu vết thương bị sưng to và đau buốt bạn nên dùng đá lạnh chườm để giảm đau. Đồng thời tăng lượng nước uống trong ngày lên để nhanh chóng tiêu độc.

Bạn có thể sử dụng 1 số cách dân gian khá hay để trị nọc ong. Vd: dùng vôi tôi bôi vào vết thương, lấy rau dền vò nát và xoa vào vết thương, lấy khoai sọ sống sắt mỏng xoa vào vết thương,…

Với một số người bị dị ứng nặng với nọc ong sẽ có các biểu hiện phù mề đay, suy hô hấp, nôn, tụt huyết áp, sốt cần đưa tới bác sĩ thăm khám để điều trị. Vì các cơ sở ý tế luôn có các thuốc tiêu độc ong và hồi phục sức khỏe của bạn nhanh chóng.

Cảnh báo trẻ không nên lại gần các loài ong

Ong vàng là loài ong nguy hiểm, nên cảnh báo với trẻ em để chúng không chọc phá hay lại gần. Mỗi người lớn cũng nên trang bị cho mình một số kiến thức để phòng khi bị ong đốt hoặc người thân bị đốt mà xử lý. Chúc các bạn luôn hạnh phúc và thành công trong cuộc sống!

>> Xem thêm: 

TẨY TRẮNG RĂNG TẠI NHÀ VÀ NHỮNG ĐIỀU BẠN NÊN BIẾT